Trong bối cảnh chiến tranh thương mại đang căng thẳng và nguy cơ xảy ra chiến tranh tiền tệ đem tới cho kinh tế Việt Nam nhiều thuận lợi để bứt phá, nhưng đồng thời cũng đi kèm nhiều thách thức.
Chia sẻ về tiềm năng phát triển của kinh tế Việt Nam, ông Chua Hak Bin nhận xét Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài với nhiều lợi thế về vị trí địa lý, độ mở của nền kinh tế.
Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch và Tổng giám đốc của TBS Group cho rằng cải thiện năng suất lao động, đồng thời áp dụng công nghệ trong quản lý và vận hành sẽ là chìa khoá quan trọng để đưa Việt Nam thoát khỏi cái bẫy thu nhập trung bình, hướng tới 1 tương lai phát triển bền vững cho nền kinh tế.
Trả lời cho câu hỏi về ảnh hưởng của thị trường tiền tệ trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang theo thang, tiến sỹ Lê Anh Tuấn dự đoán sẽ khó xảy ra một cuộc chiến tranh tiền tệ đúng nghĩa. Nếu có, chỉ là những hoạt động điều chỉnh thị trường mang tính đối phó. Khi đó, lượng ngoại hối dự trữ còn dồi dào cùng với các chính sách tiền tệ linh hoạt của Chính phủ sẽ hỗ trợ hết sức cho nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp.
Đều là những chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, cả bốn diễn giả đều nhận định các yếu tố căng thẳng thương mại và tiền tệ chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế Việt Nam, nhưng đó cũng đồng thời là đòn bẩy để Việt Nam vượt qua những gì đã cũ, tiến vào một giai đoạn phát triển mới vững vàng và mạnh mẽ hơn.
Cuối cùng, diễn giả Trần Đình Thiên khuyến nghị về rủi ro trong dài hạn đối với thương mại Việt Nam khi bị kẹp giữa hai nền kinh tế lớn toàn cầu là Mỹ và Trung Quốc, tuy nhiên, ông Thiên khẳng định “Đây là thời điểm để Việt Nam vượt qua khó khăn, và cơ hội để đạt đến một đẳng cấp mới.
Theo nguồn của Forbes Vietnam